"Tắm cho trẻ trong bồn inox không ảnh hưởng đến sức khỏe"

Ngày 18/08/2015 19:00 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, việc tắm cho trẻ bằng bồn (chậu) inox không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ, nếu bồn được vệ sinh sạch sẽ và tắm đúng qui trình. Tuy nhiên, hiện nay rất ít bệnh viện dùng loại bồn này, mà họ thay bằng bồn sứ.

Liên quan đến sự việc một trẻ sơ sinh được nhân viên y tế tắm trong bồn inox được cho là ở Hải Phòng đang gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận, ngày 18/8 phóng viên đã có cuộc trao đổi với một nữ hộ sinh (xin giấu tên theo yêu cầu), người có nhiều năm kinh nghiệm tắm cho trẻ tại BV Phụ sản Hà Nội.

Clip tắm cho bé:

quot;Tắm cho trẻ trong bồn inox không ảnh hưởng đến sức khỏequot; - 1

Clip tắm cho trẻ gây tranh cãi ở Hải Phòng. Ảnh: Cắt từ clip

Theo nữ hộ sinh này, clip tắm cho trẻ gây nhiều tranh cãi trong dự luận trong những ngày vừa qua đúng là có một số vấn đề cần phải bàn đến. Đó chính là quy trình thực hiện khi tắm cho trẻ, dụng cụ tắm cho trẻ …

Theo đó, quy trình khi thực hiện tắm cho trẻ, người nữ hộ sinh phải thực hiện vệ sinh tay trước khi đưa bé vào tắm, khi tắm cần phải có tạp dề và phải rửa mặt cho trẻ bằng khăn xô mềm…Tuy nhiên trong clip không thấy thể hiện điều này.

“Có thể, trong quá trình tắm kỹ năng của mỗi nữ hộ sinh mỗi khác. Mỗi người có những kinh nghiệm riêng, nhưng đối với nữ hộ sinh chuyên nghiệp thì việc tắm mà để cho trẻ khóc thét từ đầu đến cuối như vậy, người nhà của trẻ rất khó chấp nhận.

Vẫn biết, trẻ sơ sinh còn nhạy cảm, nhưng trong quá trình tắm nữ hộ sinh có thể bật nhạc, có thể sử dụng lời nói của mình để nựng trẻ hoặc dùng những kỹ năng xoa nhẹ nhàng cho trẻ để trẻ không khóc. Chúng ta tắm cho trẻ không chỉ đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà đó còn là tình thương yêu đối với trẻ. Tuy nhiên, theo những hình ảnh clip ghi lại thì động tác của nữ hộ sinh này là hơi mạnh đối với một trẻ sơ sinh mới chào đời”, nữ hộ sinh này cho biết.

Riêng về vấn đề tắm ở bồn inox, nữ hộ sinh này cho biết, điều này không ảnh hưởng gì, bởi ngay dưới thành chậu nữ hộ sinh đã lót một tấm khắn. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh viện đa số không dùng chậu tắm bằng inox mà thay bằng chậu sứ.

“Vấn đề tắm chậu gì đôi khi không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là chậu đó (dụng cụ đó) phải được vệ sinh như thế nào? Có sạch sẽ hay không? Như ở quê, mọi người vẫn dùng chậu nhôm, chậu inox để tắm cho trẻ là chuyện rất bình thường”, nữ hộ sinh này nói.

quot;Tắm cho trẻ trong bồn inox không ảnh hưởng đến sức khỏequot; - 2

Hiện nay hầu hết các bệnh viện đều dùng bồn sứ để tắm cho trẻ.

Cuối cùng, vấn đề cần bàn đến trong clip đó chính là vòi nước. Theo nữ hộ sinh này, vòi nước tắm cho trẻ tại các bệnh viện hiện nay không ai dùng vòi (dây) nhựa như vậy cả, họ dùng vòi hoa sen tạo bọt để nước xả lên cơ thể trẻ nhẹ nhàng và có chức năng mát xa cho trẻ. Hơn nữa, vòi trong clip tắm cho trẻ để quá cao, sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi khi nước xả vào người hoặc gây tiếng động mạnh khiến trẻ giật mình.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Điều dưỡng trưởng Lê Thị Hoà Bình (Khoa Sơ sinh – BV Nhi Trung ương) cho biết, người tắm cho trẻ phải rửa tay trước khi tiến hành. Pha nước, cho xà phòng tắm (có thể dùng nước lá nhưng lá phải rửa sạch, đun sôi để nguội), kiểm tra nhiệt độ nước (khoảng 37 độ) bằng cách nhúng cẳng tay vào nước.

Khi tiến hành tắm cho trẻ, tuỳ tình trạng trẻ tắm từng phần hay tắm thả trẻ vào chậu nước, tuy nhiên động tác tắm phải nhanh. Nếu tắm thả: cần có chậu nước tắm và chậu tráng người. Trẻ mới đẻ rốn còn tươi do vậy phải lau rốn ngay, thấm khô bằng bông cồn 70 độ. Sau khi tắm cần lau khô người trẻ, mặc áo đóng bỉm quấn chăn  ủ ấm ngay. Gội đầu sau khi đã ủ ấm trẻ.

Nếu trẻ đẻ non đang bị ốm thì có thể lau từng phần như sau: lau mặt lau từ trong khóe mắt ra vòng quanh vành tai cổ và hõm nách, lòng bàn tay, lau phần ngực, bụng và lưng xuống đùi và bàn chân. Lau bộ phận sinh dục cho trẻ gái bằng cách dùng bằng gạc mềm lau từ trên xuống hậu môn. Lau khô, mặc áo và quấn tã ủ ấm ngay. Gội đầu sau khi đã quấn ủ xong.

Lau và chấm cuống rốn bằng cồn 70 độ, bằng gạc mỏng nếu rốn còn tươi. Không bôi các loại thuốc lên rốn. Nếu rốn sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ phải đưa đến cơ sở y tế khám.

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan