Bác sỹ Tây lý giải chuyện trẻ bú nằm bị viêm tai giữa

Ngày 07/11/2014 00:00 AM (GMT+7)

Theo các chuyên gia sữa mẹ trên thế giới, trẻ bú nằm không gây viêm tai giữa như các mẹ vẫn lầm tưởng.

Với những bà mẹ mới sinh con đầu lòng, cho con bú là một trong những việc khiến mẹ phải loay hoay và học hỏi. Cấu tạo hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn bú mẹ đang phát triển chưa hoàn thiện, vì vậy mẹ phải hết sức chú ý khi cho bé bú sau khi sinh. Có mẹ vừa nằm vừa cho con bú và ngủ luôn, cảm thấy rất tiện lợi. Tuy nhiên nhiều mẹ hay tin rằng việc cho con bú nằm là nguyên nhân khiến con bị viêm tai giữa. Liệu điều đó có đúng hay khôn? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia sữa mẹ về vấn đề đó.

Theo chuyên gia sữa mẹ Kelly Bonyata

Kelly đã nhận được cấp chứng chỉ của hội đồng sữa mẹ thế giới (IBCLC), là một thành viên của Hiệp hội quốc tế tư vấn cho con bú, Hiệp hội tư vấn cho con bú ở Hoa Kỳ. Kelly đã giúp đỡ các bà mẹ và trẻ sơ sinh bú mẹ từ năm 1997. Cô viết các bài viết về cho con bú và nuôi dạy con, nói về chủ đề cho con bú cho cha mẹ và các chuyên gia. Kelly đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các bà mẹ.

Trước những thắc mắc của các mẹ về vấn đề cho con bú nằm có khiến cho trẻ bị viêm tai giữa hay không, chuyên gia Kelly Bonyata cho hay:

“Các mẹ có thể nghe ai đó nói rằng nếu nằm cho con bú sẽ gây nhiễm trùng tai. Tuy nhiên các nghiên cứ đã cho thấy điều này là không đúng. Dù cho con bú ở tư thế nào thì việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tai. 

Bác sỹ Tây lý giải chuyện trẻ bú nằm bị viêm tai giữa - 1
Theo chuyên gia sữa mẹ Kelly Bonyata,  dù cho con bú ở tư thế nào thì việc cho trẻ bú sữa mẹ giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tai (Ảnh minh họa)

Đây là một trong những quan điểm sai lầm xuất phát từ việc cho bé bú bình. Đã có bằng chứng rằng nếu em bé bú bình khi nằm ngửa, sữa công thức có thể tràn vào vòi nhỉ (ống nối mũi, miệng với tai giữa) nên gây nhiễm trùng. Tuy nhiên các mẹ cần hiểu rõ hai vấn đề chính là:

(1) sữa mẹ và sữa công thức không giống nhau - sữa mẹ ức chế sự hình thành của vi khuẩn, trong khi sữa công thức là môi trường phát triển vi khuẩn;

(2) bú sữa mẹ và bú bình không giống nhau - sữa không ứ đọng trong miệng khi bé bú mẹ trực tiếp, nhưng khi bú từ bình, sữa có thể rỉ ra tạo thành "vũng" trong họng bé (dù bé không mút).

Ngoài ra, các tư thế mẹ cho bé bú thì bé đều ở tư thế nằm - cho dù mẹ nằm hay không. Vì vậy, không cần sợ khi nằm cho bé bú. Hãy thoải mái và nghỉ ngơi ... trong khi bé đang bú mẹ”.

 Theo chuyên gia sữa mẹ Kathy Kuhn

Kathy Kuhn là một y tá đã từng làm việc với các gia đình cho con bú sữa mẹ từ năm 1981. Cô đã được cấp chứng chỉ của hội đồng sữa mẹ thế giới (IBCLC) từ năm 1988. Hiện nay, Kathy Kuhn đang làm việc như một nhà tư vấn về vấn đề cho con bú sữa mẹ mẹ tại một bệnh viện lớn ở miền đông Pennsylvania. Trước khi làm việc trong bệnh viện, cô là một chuyên gia tư vấn thực hành cho con bú và đến thăm các gia đình cho con bú để cung cấp dịch vụ chăm sóc.

Khi được hỏi về vấn đề cho con bú nằm và bú ban đêm có gây viêm trai giữa cho trẻ, chuyên gia sữa mẹ Kathy Kuhn đã cho biết:

“Cho trẻ bú ban đêm không làm nguy cơ nhiễm trùng tai. Bú đêm giúp tăng cường mối quan hệ mẹ con, làm giảm nguy cơ mặc bị nhiễm trùng tai ở bé.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những bé bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng tai hơn so với các bé bú sữa công thức. Sữa mẹ có thể bảo vệ bé tránh bị nhiễm trùng tai.

Điều quan trọng là sữa mẹ chứa lượng kháng thể tuyệt vời và thúc đẩy hệ hống miễn dịch giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng, mũi và tai. Cơ chế cho con bú giúp dòng chảy của sữa không chảy vào vòi nhĩ (ống nối mũi, miệng với tai giữa). Khi cho con bú, sữa chỉ chảy khi em bé mút. Sau khi bé mút sẽ có phản xạ nuốt và điều này làm giảm đáng kể nguy cơ sữa mẹ nằm ứ đọng trong miệng bé rồi đi vào các ống Eustach.

Khi bú bình, sữa công thức có thể bị chảy ra ngoài khi bé không mút và nuốt, dẫn đến việc sữa ứ đọng trong miệng và tăng nguy cơ sữa chảy vào tai. Đây là lí do vì sao mẹ không nên cho bé bú bình trong khi nằm bởi ngay cả khi bé được bú bình đúng cách, sữa vẫn có thể chảy vào vòi nhĩ vì bé thường được bú với tư thế nằm ngửa”.

Theo Hãng tin BBC, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Canterbury Christ Church (Anh) đã khuyên các bà mẹ trẻ nên nằm khi cho con bú.

Qua theo dõi 40 bà mẹ cho con bú theo nhiều tư thế khác nhau trong suốt 1 tháng đầu sau khi sinh, các nhà khoa học phát hiện trẻ sơ sinh bú mẹ dễ dàng hơn khi người mẹ nằm. Giải thích hiện tượng trên, nhóm khoa học cho biết khi bà mẹ nằm, đặt bé nằm lên bụng và cho bé bú đã kích thích phản xạ của trẻ, giống như trường hợp những động vật có vú cho con bú.

Dưới đây là lời khuyên giúp mẹ cho co bú nằm đúng cách

Trước tiên, mẹ nằm thoải mái, nghiêng về phía bên vú sẽ cho con bú. Sau đó dùng gối để đỡ vai cho mẹ rồi đặt bé ở phía bên vú sẽ cho bú.

Tư thế cho con bú nằm, mẹ và bé nằm song song, miệng bé ngang tầm quần vú mẹ. Khi bé đã ngậm vú mẹ đúng cách, bạn hãy kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú. Cách này cũng khá thoải mái cho những người mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ. Nó cũng là lựa chọn số 1 khi mẹ mệt mỏi.

Thanh Loan (Kellymom và ivillage)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm tai giữa