Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka

Ngày 04/10/2013 17:25 PM (GMT+7)

Namba Parks là tổ hợp trung tâm mua sắm và văn phòng, nổi bật với công viên mái nhà trải dài 8 tầng lầu ở thành phố Osaka, Nhật Bản.

Khi chúng ta nghĩ về các trung tâm mua sắm, hình ảnh tiêu biểu hiện lên trong tâm trí là những tòa nhà kín bưng hệt như những chiếc hộp được xếp chồng lên nhau, trông thật nhạt nhẽo. Phần thú vị nhất có lẽ là khu vực ẩm thực bên trong nó.

Công viên Namba Parks – tổ hợp trung tâm mua sắm và văn phòng tại thành phố Osaka, Nhật Bản như một cú nổ lớn, thổi bay hình ảnh những trung tâm mua sắm đầy khuôn mẫu nhàm chán đang tồn tại.

Được xây dựng trên chính khu đất trước đây là sân bóng chày Osaka, công trình phát triển tuyệt vời này được hoàn thành vào năm 2003 bởi văn phòng kiến trúc sư Jerde Partnership. Namba Parks được ví von là “khu rừng đô thị” 8 tầng lầu với độ dốc tăng dần một cách tự nhiên.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 1

Namba Park là tổ hợp văn phòng và khu mua sắm nằm tại Osaka Nhật Bản, sở hữu vẻ ngoài hiện đại, hào nhoáng và không gian xanh của một công viên, một khu vườn thơ mộng và độc nhất trên mái. 

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 2

Sự ra đời của Namba Parks thực sự cải thiện điều kiện đô thị khắc nghiệt tại thành phố Osaka.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 3

Là một tòa nhà đa năng và thân thiện với môi trường, công viên Namba trở thành một “khu rừng đô thị” theo đúng nghĩa đen.

Namba Parks được hình thành khi sân vận động Osaka đóng cửa, mở ra một cơ hội tuyệt vời để tái phát triển một khu thương mại mơi ngay cạnh nhà ga Namba – điểm dừng chân đầu tiên từ sân bay Kansai.

Vì đây là một trong những nơi đầu tiên mà du khách nhìn thấy khi đặt chân đến thành phố, Namba Parks đóng vai trò như một cổng chào, một biểu tượng mới của Osaka. Jerde đã thiết kế Namba Parks như một không gian xanh khổng lồ và một ốc đảo giữa đường phố đô thị đông đúc Osaka.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 4

Có đến 300 loài thực vật và 70.000 cây xanh được trồng trong khu “rừng” này.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 5

Cả công trình với những con đường rồi tăng dần độ dốc lên 8 tầng lầu một cách tự nhiên mà không hề khiến người đi có cảm giác như đi lên một tòa nhà cao tầng.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 6

Công viên Namba có thể dễ dàng đưa mọi người vào giữa một không gian xanh được bao trùm bởi các lùm cây.

Toàn bộ công trình bao gồm một tòa tháp văn phòng 30 tầng và trung tâm mua sắm liền kề. Nhưng điều làm Namba Parks nổi bật chính là công viên trên mái nhà với 8 tầng lầu có độ dốc tự nhiên. Nơi đây tạo cho con người cảm giác như đang đứng trên đỉnh núi thiên nhiên thật sự trong khi nó hiện hữu giữa trung tâm thành phố.

Công viên được chia tách bởi các đường dốc ngoằn ngoèo lượn sóng tạo nên như các “hẻm núi” với không gian mở, tăng tính kết nối với thiên nhiên mà vẫn tạo nên các con đường lưu thông đẹp và rộng rãi.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 7

Công viên được chia tách bởi các đường dốc ngoằn ngoèo lượn sóng tạo nên như các “hẻm núi” với không gian mở...

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 8

... tăng tính kết nối với thiên nhiên mà vẫn tạo nên các con đường lưu thông đẹp và rộng rãi.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 9

Góc đẹp của trung tâm thương mại.

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 10

Namba Parks là một trải nghiệm mới của Osaka, đánh dấu sự tương tác của văn hóa, thương mại, vui chơi giải trí, con người và thiên nhiên.

Mời các bạn xem thêm các công trình kiến trúc đẹp và nổi tiếng:

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 11

Vòng quanh thế giới ngắm nhà sặc sỡ

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 12

Kinh ngạc nhà chọc trời san sát ở Hồng Kông

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 13

Khu dân cư không cần đến điều hòa ở Đức

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 14

Thăm làng cổ Hà Lan đầy màu sắc

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 15

Kiến trúc Eixample (Barcelona) khác Việt Nam

Namba Park - 8 bậc xanh mát của Osaka - 16

Kiến trúc nhà ở có "1-0-2" tại Áo

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến trúc xưa và nay