Trồng ngay dưa lưới "khủng" tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè

Ngày 04/04/2017 16:59 PM (GMT+7)

Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày.

Dưa lưới là loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất ngon và được rất nhiều người yêu thích. Tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch là lúc thời tiết thích hợp để bắt đầu trồng dưa lưới. Dưa lưới thuộc nhóm dưa lê thơm, có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày. 

Giống dưa lưới cũng khá đa dạng về chủng loại và về giá. Những giống loại rẻ dao động từ 200 đồng đến 500 đồng mỗi hạt. Giống loại đắt có thể từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng mỗi hạt. Tùy vào giá cả mà tỷ lệ chết giống, chất lượng quả dưa bao gồm các độ đặc, mềm, giòn, ngọt… cũng như hình thức bên ngoài sẽ khác nhau.

Để trồng dưa lưới tại nhà, có 2 phương pháp chính là trồng đất trong thùng xốp hoặc thủy canh.

Trồng dưa lưới trong thùng xốp

Đất:

Đầu tiên là làm đất trồng. Chị em lấy xỉ than, ngâm nước trong vòng 1 ngày 1 đêm. Cứ khoảng vài tiếng,thay nước một lần rồi sau vớt ra để ráo rồi đập vụn, trộn với đất và trấu (trấu hun hoặc trấu tươi). Bạn trộn theo tỉ lệ 40% đất, 40% xỉ than, và 30% trấu. Đất trồng là đất phù sa, có bón lót một ít lân.

Chậu trồng:

Những vỏ chai nước suối nằm dưới đáy thùng đậy lắp kín và đục lỗ sẽ có nhiệm vụ chứa nước để cây hút nước suốt cả ngày trong nhũng hôm trời nắng nóng 37-40 độ, giúp cây không bị héo rũ vì nắng. Ba chai nước suối đục lỗ đưa cổ chai ra ngoài thành thùng xốp, cách đáy 10cm và mở nắp. Ba chai này có nhiệm vụ thông khí và thoát nước khi tưới quá nhiều nước và những hôm trời mưa to.

Cách làm này khiến lỗ thoát nước to. Hơn nữa, bụng chai nước suối rất to, khiến cho không khí vào ra dễ dàng - nhờ đó cung cấp khí Oxy dồi dào cho rễ và thải CO2 ra ngoài dễ dàng. 

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 1

Gieo hạt:

Hạt dưa lấy về rửa sạch, bóc bỏ hết lớp màng nhớt bên ngoài. Sau đó, ngâm hạt vào nước vài tiếng, rồi ủ khăn ẩm để kích hạt nhanh nảy mầm. Khi hạt bắt đầu nứt nanh thì đem ươm vào hốc. Sau khoảng 10 ngày, khi cây lên được 2-3 lá thì trồng ra thùng xốp đã chuẩn bị trước. 

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 2

Chăm sóc:

Để cây đơm hoa kết quả, bên cạnh việc tưới nước hàng ngày, bạn phải bỏ khá nhiều công chăm bẵm. 

- Bón phân:

Khi cây được 2 lá thật thì bắt đầu bón phân đạm. Cứ 1/2 chén đạm (bé bằng chén trà) thì pha 7-8 lít nước rồi tưới cách ngày cho cây nhanh lớn, ra lá nhiều.

Khi cây đã bắt đầu trổ nhiều lá và ra nụ non (cao khoảng 25-30cm) thì pha nửa chén trà mạn gồm lân, đạm và kali theo tỉ lệ 3:1:2, pha với 8-10 lít nước rồi tưới cách ngày cho dưa. Dưa sẽ đủ dưỡng chất để thúc ra hoa, đậu quả. Khi quả non bắt đầu nhú thì tăng lượng phân lên 2/3 chén để tưới cây.

- Thụ phấn:

Nếu không có ong, bướm thì bạn phải tự thụ phấn cho cây. Bạn nên thụ phấn cho cây vào buổi sáng, tầm 7-8 giờ. Sau khi thụ phấn, bạn cần buộc túi để để phòng ong châm, hỏng quá trình thụ phấn.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 3

Gập cánh hoa đực để thụ phấn cho hoa cái dễ dàng hơn.

- Ngắt ngọn:

Khi cây đã đậu quả thì bắt đầu ngắt hết những nhánh phụ của cây. Thông thường, một cây dưa chỉ để 25 lá để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. 

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 4

Quả được buộc túi ni-lông cẩn thận để chống sâu bọ, ruồi đục quả

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 5

Tính từ noãn bắt đầu phát triển đến ngày thu hoạch khoảng 1 tháng.

Trồng dưa lưới thủy canh

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Công nghệ này giải quyết được nhiều vấn đề mà phương pháp bình thường không thể so sánh được như ít tốn nước, không lệ thuộc vào nguồn đất, năng suất cao, chất lượng cao nên đặc biệt phù hợp với đô thị.

Tất cả các loại cây rau, cây hoa, cây cảnh đều hoàn toàn có thể áp dụng mô hình trồng rau thủy canh

Bồn nước

Bồn nước chứa dinh dưỡng và máy bơm. Nhiều gia đình kết hợp nuôi cá để tận dụng luôn máy bơm và nước hồ cá.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 6

Máy bơm công suất nhỏ tiết kiệm điện và sử dụng bền lâu

Giá thể - rọ trồng

- Rọ trồng bảo đảm có đủ chỗ để rễ phát triển.

- Giá thể được chọn là đất nung giúp giữ ẩm tốt và thoát nước tốt. Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán cây cảnh.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng gạch nung xây nhà để làm giá thể, và ly nhựa để làm rọ trồng.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 7

Dinh dưỡng thuỷ canh

- Dinh dưỡng thủy canh giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đa vi lượng và các axit amin cần thiết cho cây trồng. Có hai lọ bổ sung cho nhau là A và B với giá hai lọ khoảng 140.000 đồng, pha được 300 - 400 lít nước. Khi sử dụng, bạn pha riêng 2ml dung dịch A với một lít nước và 2ml dung dịch B vào một lít khác, tránh trộn lẫn với nhau.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 8

Dinh dưỡng thuỷ canh có thể tìm mua ở các shop bán cây cảnh, shop thủy canh

- Sau khi gieo hạt khoảng một tuần, mầm ươm được bốn lá thì bắt đầu đem ra giỏ trồng.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 9

- Hàng ngày tưới dung dịch thủy canh. Nồng độ dinh dưỡng của dưa lưới dao động khoảng từ 1,2 (cây con) - 2,5 (ra trái). Độ pH, quyết định sự sinh trưởng của cây, lý tưởng cho dưa lưới là 6,2 - 6,5. Bạn có thể dùng dụng cụ đo pH, độ dinh dưỡng hoặc tính toán theo tỉ lệ sau đây:

Cây non

A + B 2ml / 1 lít nước

2 tuần 

 2,5ml / 1 lít nước

4 tuần 

3,5ml / 1 lít nước

6 tuần

3 ml / 1 lít nước

8 tuần 

3,5 ml / 1 lít nước

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 10

Phía trên cần có giàn khung để buộc dây cho dưa leo lên khi phát triển và để treo giữ khi trái lớn

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 11

Giai đoạn cây con phát triển sẽ sinh ra các nhánh xung quanh rất nhiều. Các bạn tỉa hết và chỉ chừa lại một nhánh chính. Cây phát triển đến khi ra lá thứ 5-7 tính từ gốc lên các bạn có thể để trái...

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 12

Nếu không có ong bướm đến vườn, các bạn phải tự ngắt hoa đực để thụ phấn cho hoa cái đậu trái.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 13

Lượng nước dinh dưỡng chưa sử dụng hết sẽ được thu hồi về bể chứa và được bơm tuần hoàn cấp lại cho cây. Điều này giúp tiết kiệm lượng nước khá lớn và tận dụng được hết các chất dinh dưỡng nhờ được bơm đi, bơm lại nhiều lần.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 14

Trước thu hoạch một tuần, các bạn có thể thêm một 100g phân kali vào bồn dinh dưỡng để tăng độ ngọt cho trái.

Trồng ngay dưa lưới amp;#34;khủngamp;#34; tại nhà theo cách này để có trái ăn mỏi miệng suốt hè - 15

Những trái dưa trồng thủy canh khủng trong vườn sân thượng thủy canh nhà anh Hậu (TP.HCM)

Ngọc Trâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn