Mẹ “thở phào” về chất lượng sữa trong chương trình sữa học đường

Ngày 08/12/2017 14:00 PM (GMT+7)

Các “mẹ bỉm sữa” sau hơn một năm rưỡi theo dõi cũng đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết toàn bộ các vấn đề liên quan đến sự an toàn và chất lượng sữa dành cho chương trình quốc gia này đều được quy định trong Quyết định 1340/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế (QĐ 5450/QĐ-BYT).

 Các “mẹ bỉm sữa” sau hơn một năm rưỡi theo dõi cũng đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết toàn bộ các vấn đề liên quan đến sự an toàn và chất lượng sữa dành cho chương trình quốc gia này đều được quy định trong Quyết định 1340/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế (QĐ 5450/QĐ-BYT).

Ăn đủ bữa, trẻ vẫn cần uống sữa mỗi ngày

Không giấu niềm vui khi nghe nhà trường thông báo sẽ tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường trong năm 2018, chị Lê Thị Uyên (Đồng Nai) chia sẻ: “Từ khi có chương trình này, theo dõi thấy con phát triển cân nặng, chiều cao tốt hơn trước. Mừng lắm, vì nghe các cô nói sữa rất cần cho sự phát triển tầm vóc, trí tuệ của trẻ. Chương trình này là chương trình quốc gia nên chất lượng sữa lại được bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định nữa”.

Từ khi được triển khai, Sữa học đường đã mang đến những hiệu quả tích cực cho trẻ em. Lấy một trường hợp cụ thể như huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông Dương Cam Lâm - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Thuận Thành (*) khẳng định: “Chương trình cho thấy kết quả tích cực đối với việc cải thiện thể lực của trẻ em ở độ tuổi mầm non trên địa bàn và góp phần rất lớn trong việc tăng tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp. Chúng tôi tin tưởng rằng chương trình Sữa học đường tại các trường mầm non trong các năm học tiếp theo tiếp tục phát huy hiệu quả để thực hiện mục tiêu nâng cao thể chất và trí tuệ của thế hệ trẻ tương lai của huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung”.

Sữa học đường là chương trình thực hiện theo đúng tinh thần của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giau đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 ban hành theo quy Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu trọng tâm là cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, giảm suy dinh dưỡng thấp còi, góp phần nâng cao tầm vóc của trẻ em Việt Nam.

Mẹ “thở phào” về chất lượng sữa trong chương trình sữa học đường - 1

Hàng triệu hộp sữa trong bao bì giấy được trao cho trẻ mầm non, tiểu học trên cả nước

Để chương trình mang đến hiệu quả tối ưu, ngay từ thời điểm khởi đầu, Bộ GD&ĐT đã có sự kết hợp cùng Bộ Y Tế cũng như các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp uy tín, nhiều năm kinh nghiệm với chương trình Sữa học đường thế giới - điển hình như tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) với hơn 50 năm kinh nghiệm hỗ trợ chương trình Sữa học đường ở 56 quốc gia khác nhau. Các bộ, ban ngành, các doanh nghiệp đã có sự tuyên truyền tích cực đến cha mẹ học sinh, giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn dinh dưỡng từ sữa, truyền thông mạnh mẽ để các gia đình hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng học đường, trong đó có Sữa học đường…

Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, tại Nhật Bản, chính nhờ triển khai sớm và hiệu quả chương trình Sữa học đường nên tầm vóc trẻ em tại quốc gia này được cải thiện vượt bậc. Theo đó, dù trẻ em được ăn đầy đủ thịt cá vẫn cần uống sữa mỗi ngày. Với trẻ em Việt Nam, những hộp sữa trong chương trình Sữa học đường với độ an toàn và chất lượng theo quy chuẩn sẽ đóng góp không nhỏ trong mục tiêu của Chính Phủ: đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm ở cả bé trai và bé gái so với năm 2010.

Để mẹ yên tâm về mỗi hộp sữa con uống mỗi ngày từ Sữa học đường…

Để thực hiện thành công chương trình Sữa học đường, bên cạnh quy định về chất lượng sữa đã được viết rõ trong hướng dẫn của Bộ Y tế (QĐ 5450/QĐ-BYT) về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, còn cần chú ý thêm đến những vấn đề quan trọng như: vận chuyển, bảo quản, làm sao để sữa giữ được chất lượng tối ưu trong thời gian dài ở điều kiện nhiệt độ bình thường, không cần trữ lạnh để dễ dàng triển khai đến các vùng sâu, vùng xa.

Sữa tươi tiệt trùng đóng trong bao bì giấy đặc biệt của Tetra Pak theo công nghệ tiệt trùng và đóng gói hiện đại đang thể hiện rõ những ưu điểm của mình khi được sử dụng trong chương trình Sữa học đường.

Những vỏ hộp giấy tiệt trùng Tetra Pak được tạo thành từ các lớp nguyên liệu đa dạng, kết hợp các đặc tính tốt nhất của lớp giấy, lớp lá nhôm cực mỏng và lớp nhựa. Mỗi lớp trong bao bì đều có chức năng bảo vệ riêng. Trong đó, đặc biệt lớp nhôm (chiếm 6% bao bì) nhôm giúp ngăn không khí và ánh sáng tác động vào sản phẩm bên trong.

Đi kèm với bao bì giấy còn là công nghệ tiệt trùng hiện đại, cho phép giữ trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng của sữa đồng thời tiêu diệt được hoàn toàn các loại vi sinh vật gây hại có khả năng làm hỏng sữa trước khi đóng gói. Nhờ sử dụng bao bì giấy kết hợp với công nghệ tiệt trùng, sữa tươi đóng hộp trong bao bì giấy giữ được tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên, tươi ngon trong 6 tháng hoặc lâu hơn mà không cần trữ lạnh.

Mẹ “thở phào” về chất lượng sữa trong chương trình sữa học đường - 2

Chương trình Sữa học đường mang niềm vui đến cho các em tại trường mầm non, tiểu học.

Khi thấy con cầm trên tay những hộp sữa tươi tiệt trùng đóng trong bao bì giấy với logo “Bảo vệ chất lượng tốt” của Tetra Pak, rất nhiều bậc cha mẹ đã có thể an tâm mỉm cười đầy tin cậy. Dấu hiệu logo đó chính là “bảo chứng” từng giúp hàng chục triệu bà mẹ tại 56 quốc gia trên thế giới nhận biết sữa đóng hộp an toàn, chất lượng khi cho con tham gia vào các chương trình Sữa học đường. Với các bà mẹ Việt Nam, dấu hiệu “bảo chứng” này một lần nữa cũng sẽ giúp mẹ yên tâm, rằng con đang được uống những hộp sữa đầy dinh dưỡng và chất lượng, như sự chăm sóc của mẹ ở nhà mỗi ngày.  

Nguồn: [Tên nguồn].