Vì sao người Việt khó tránh khỏi bệnh ung thư?

Ngày 14/01/2017 00:10 AM (GMT+7)

Với 57% người dân không ăn rau và số lượng rau chỉ được tiêu thụ bằng một nửa so với khuyến cáo của thế giới - 200 gram, đây chính là nguyên nhân khiến người Việt khó đối chọi được với căn bệnh ung thư.

94 nghìn người chết mỗi năm vì ung thư

Hiện nay bệnh ung thư đang gia tăng chóng mặt. Theo con số thống kê mới nhất của Bệnh viện K Trung ương, mỗi năm Việt Nam có thêm 125 nghìn ca mắc ung thư mới, chưa kể con số bệnh nhân cũ. Và mỗi năm có 94 nghìn người chết vì căn bệnh ung thư

80% nguyên nhân bệnh ung thư có liên quan tới các yếu tố từ bên ngoài vào như môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm, hoá chất, hút thuốc lá, uống bia rượu.

TS Hoàng Đình Chân – Nguyên bác sĩ ngoại khoa Bệnh viện K Hà Nội - cho biết, hiện này người dân Việt Nam sống trong hàng trăm nguy cơ mắc ung thư, vì thế bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, ngay cả đứa trẻ vừa sinh đã có thể mang căn bệnh nguy hiểm này.

Theo TS Chân, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đang được sử dụng vô cùng rộng rãi như hiện nay khiến ung thư tăng mạnh. Người dân sống trong hàng nghìn hoà chất, thậm chí họ không thể đặt tên, biết hoạt chất nào, chỉ gọi chung là thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng.

Song, có một nguyên nhân nữa, đó chính là người Việt rất lười ăn rau!

Khó phòng bệnh ung thư vì lười ăn rau

Theo Cục Y tế dự phòng Việt Nam, qua nghiên cứu, người dân Việt Nam “siêu lười” ăn rau dù sống tại đất nước nhiệt đới, có hệ thực vật phong phú. Đáng tiếc, có tới 57% người dân không ăn rau và số lượng rau người dân Việt ăn chỉ được bằng một nửa so với khuyến cáo của thế giới - 200 gram.

TS Chân cho biết đây cũng là khó khăn trong phòng tránh ung thư, bởi rau, trái cây chính là những thực phẩm phòng tránh bệnh ung thư tốt nhất cho con người.

Vì sao người Việt khó tránh khỏi bệnh ung thư? - 1

Ngoài chất chống oxy hóa cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư như selen, sắt, canxi, acid folic, dầu tỏi, các loại vitamin…   (Ảnh minh họa)

Dù các thông điệp phòng chống ung thư của các bác sĩ nói ra rả suốt ngày là: Hãy tăng chất xơ trong ăn uống càng nhiều càng tốt. Chế độ ăn nhiều xơ làm giảm cholesterol trong huyết thanh. 

Hãy uống nhiều nước khi ăn chế độ ăn giàu chất xơ và bổ sung vào chế độ ăn uống thêm các chất calci, thiếc và sắt.

Vậy vì sao hoa quả, rau xanh có thể phòng được ung thư? Bởi những thực phẩm này đều có hàm lượng chất xơ cao. Trái cây, rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất, các hợp chất sinh hóa cùng các thành phần chất xơ có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư. 

Hiện nay các nhà nghiên cứu quan tâm đến rất nhiều các chất dinh dưỡng và các vitamin chống oxy hóa. Những hóa chất này tác động tới quá trình oxy hóa, một quá trình có thể tạo ra các tác nhân gây ung thư. 

Cục Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người là phải ăn ít nhất 5 suất trái cây và rau xanh mỗi ngày thì mới cung cấp đủ các chất chống oxy hóa.

Ngoài chất chống oxy hóa cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư như selen, sắt, canxi, acid folic, dầu tỏi, các loại vitamin…  

Theo TS Chân, mối liên hệ giữa vitamin và khoáng chất trong giảm nguy cơ ung thư đã được các nghiên cứu khoa học chỉ ra.

Ví dụ: Vitamin E: là một chất chống oxy hóa quan trọng, làm giảm một số tác hại của bức xạ mặt trời lên da, làm ổn hệ thống mạch, làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh và trước kinh nguyệt, làm giảm hiện tượng chuột rút về đêm hoặc sử dụng để bảo vệ da, điều trị vết bỏng. Bác sĩ thường khuyên người bệnh nên ngậm một viên con nhộng chứa 1.000 đơn vị vitamin E và thoa vitamin E quanh miệng và lên niêm mạc má từ 3 – 4 lần/ ngày.

Phức hợp các vitamin nhóm B: chống stress, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím gây ra bệnh ung thư da. Nên sử dụng các vitamin nhóm B liều lượng 100mg mỗi lần, 3 lần một ngày sau ăn (uống lúc đói dễ bị đau bụng và buồn nôn).

Vitamin C: đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành các mô. Nghiên cứu cho thấy khi người bệnh dùng vitamin C liều cao thì số lượng polyp dạ dày giảm (tiền thân của ung thư đại tràng). Dùng vitamin C với liều lượng từ 2.000 – 6.000mg sau mỗi bữa ăn để phát huy được các tác dụng chống oxy hóa. Tuy nhiên sẽ có hiệu quả nếu kèm theo chế độ hàm lượng mỡ thấp và chất xơ cao. 

Selen: là một chất chống oxy hóa có khả năng tóm bắt gốc tự do. Ở những vùng người dân có nồng độ selen trong máu cao có tỷ lệ tử vong do ung thư thấp hơn. Liều dùng selen nên dưới 100 microgram mỗi ngày.

Theo Phương Thúy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư