Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo "độc nhất vô nhị" giữa lòng Hà Nội

Ngày 16/12/2017 05:00 AM (GMT+7)

Những gia đình có điều kiện sau khi chôn cất chó mèo còn tổ chức lễ cúng 49 ngày và giỗ đầu cho vật nuôi khá trang trọng, đầy đủ. Cứ đến rằm tháng giêng, rằm tháng 7 tại nghĩa trang này còn diễn ra lễ cầu siêu cho chúng.

Trên khu đất rộng hơn 2.000m2, ông Nguyễn Bảo Sinh (SN 1940, Trương Định, Hà Nội) đã cho xây dựng một “Khách sạn chó mèo” với quy mô như một resort, gồm tất cả những dịch vụ từ siêu thị, khách sạn, phòng khám y tế, phòng thẩm mỹ… dành cho chó mèo.

Nhưng ít ai biết rằng, ông Sinh còn dành riêng khoảng diện dích 100m2 để làm nơi an táng chó mèo.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 1

Nghĩa trang chó mèo độc nhất giữa lòng Hà Nội có không gian thanh tịnh.

Thủ tục an táng đầy đủ như … cho người

Nói về việc an táng cho chó mèo, ông Sinh cho biết: “Dù đây là nơi chôn cất cho thú cưng nhưng đều đầy đủ các thủ tục cơ bản như an táng cho người. Từ sắp lễ, xem giờ, đăng ký khai tử, cầu siêu...".

Tại đây, tùy theo yêu cầu của gia đình mà chọn 1 trong 2 hình thức an táng: Địa táng hoặc hỏa táng.

Địa táng nghĩa là chôn con vật dưới đất, những ngôi mộ được xây dựng cẩn thận, trên bia mộ ghi “năm sinh, năm mất”, hình ảnh vật nuôi và bát hương thờ cúng. Chúng được phân thành từng khu theo các năm, chạy dọc theo hồ nước.

Do có nhiều thủ tục phức tạp nên nghi thức này khá tốn kém, giá trọn gói từ 6 triệu – 10 triệu/ lần tùy yêu cầu của chủ nuôi.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 2

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 3

Sau khi hoả táng, phần tro cốt của chó mèo sẽ được đặt để thờ tại những ô này.

Với hình thức hỏa táng, xác con vật sẽ được đưa vào nhà hỏa táng được xây bằng gạch theo hình chóp, phía trên đề dòng chữ: “Hóa thân hoàn vũ”! Phần tro cốt này sau đó được chủ nhân mang về “hóa thân” hoặc đựng trong các lọ để ở nghĩa trang, rồi đặt thêm một bát hương thờ cúng. Giá của dịch vụ này dao động từ 2,5 - 4 triệu đồng/lần.

Hiện ở nghĩa trang độc đáo này có khoảng 3 nhân viên chuyên phục vụ các dịch vụ ma chay cho chó mèo.

Ông Sinh kể, đám tang của con vật được tổ chức khá kỳ công, trang trọng với đầy đủ hoa quả, cờ lọng, hương nến và… người chủ lễ. Một buổi lễ thường sẽ diễn ra khoảng 15 phút, sau đó con vật sẽ được mang đi an táng theo yêu cầu.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 4

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 5

Ngôi mộ của những con vật được an táng theo hình thức địa táng.

Nhiều gia đình có điều kiện còn đầu tư đặt riêng những quan tài đắt đỏ, kỳ công cho vật nuôi, thậm chí là đặt con vật trong phòng lạnh “chờ” ngày đẹp mới làm lễ.

Sau khi chôn cất, những gia đình có điều kiện vẫn tiến hành tổ chức lễ cúng “49 ngày” và “giỗ đầu” cho vật nuôi khá trang trọng, đầy đủ. Cứ đến rằm tháng giêng, rằm tháng 7 ông Sinh còn mời các vị cao tăng, pháp sư tới để tổ chức lễ cầu siêu chung cho linh hồn các con vật.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 6

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 7

Ông Sinh đang an táng cho một "chú mèo cảnh".

Những chuyện dở khóc, dở cười tại nghĩa trang chó mèo

Qua hơn 1.000 lần tổ chức mai táng cho chó mèo, ông Sinh từng chứng kiến không ít trường hợp người chủ vì quá đau buồn mà khóc lóc thảm thiết, thậm chí vì quá sốc mà ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu, truyền nước. Cũng có trường hợp, buổi lễ ma chay cho con vật liên tục bị gián đoạn vì người chủ “ngất lên, ngất xuống”.

Ông Sinh kể, vào cuối năm 2009, một gia đình ở Hoàng Mai – Hà Nội đã đến đây làm lễ an táng cho “chú mèo cảnh” của gia đình do bị viêm phổi mà mất. Ngày làm lễ, cả gia đình này từ già đến trẻ gần chục người đều có mặt.

Riêng cô con gái, khi buổi lễ gần kết thúc mới biết chuyện, tìm đến khóc ngất. Hỏi ra mới biết, cô gái này rất yêu quý chú mèo, nhưng vì học xa nhà lại trúng đợt thi cử nên gia đình giấu chuyện. Khi biết tin, dù ở xa cô gái vẫn vội vàng bắt xe về tham dự tang lễ.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 3

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 9

Hàng ngày ông Sinh vẫn nhang khói thường xuyên cho những "ngôi mộ" ở đây.

Rồi có 3 cô gái, sinh viên trường Đại học Bách Khoa, cứ 22h đêm lại thay phiên nhau đến trò chuyện và châm thuốc lá lên mộ một chú chó, trong đó, có một cô gái còn châm thuốc lá hút và ho sặc sụa.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 10

Mâm lễ cúng cơ bản của một đám tang dành cho chó mèo.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 11

Khu hoả thiêu của nghĩa trang chó mèo.

Thấy vậy, ông Sinh mới lên tiếng khuyên nhủ rằng không nên hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, một cô gái cho biết là vì khi phòng bên cạnh cô ở có người hút thuốc, mỗi tối chú chó này lại chạy sang, ngửi chân và “hít” hơi thuốc lá. Hôm nào không có khói thuốc thì hôm đó con chó ấm ách cả đêm không ngủ. Vì thế, khi con vật mất đi, mấy cô gái vẫn cố duy trì thói quen này trong thời gian đầu.

Cũng theo ông Sinh, có cả những trường hợp, gặp vật nuôi chết bên đường nhiều người thương quá còn tự bỏ tiền, mang đến đây tổ chức ma chay đầy đủ cho con vật.

Điều thú vị chưa kể ở nghĩa trang chó mèo amp;#34;độc nhất vô nhịamp;#34; giữa lòng Hà Nội - 12

Tuy nhiều người cho là quái gở, nhưng với những người yêu động vật đây là chốn thanh bình.

Nói về ý tưởng thành lập nghĩa trang dành riêng cho vật nuôi, ông Sinh cho biết đây là điều mà ông ấp ủ từ khi còn bé nhưng đến năm 2000 mới dần trở thành hiện thực.

“Khoảng những năm 1980 khi chú chó tôi nuôi đầu tiên có tên là Ami qua đời, tôi chôn cất ở góc vườn và dựng bia mộ đàng hoàng. Về sau, nhiều người đến thấy thế cũng ngỏ ý được chôn cất nhờ vật nuôi của họ ở đây. Nghĩa trang cứ thế được mở rộng ra dần nhưng phải đến năm 2.000 khu đất này mới được tôi quy hoạch và thiết kế lại như bây giờ”, ông Sinh kể.

Ông Sinh quan niệm: “Tôi nghĩ vật nuôi cũng có linh hồn nên khi chết cũng phải được chôn cất tử tế. Hơn nữa, nhiều người nuôi yêu quý và coi chó mèo như một thành viên trong gia đình, khi chúng mất đi, họ cũng có nhu cầu tìm một nghĩa trang chôn cất, thể hiện sự trân trọng dành cho chúng…”.

Minh Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h