Anti vacxin - trào lưu làm Viêm não Nhật Bản trở lại nguy hiểm hơn

Ngày 04/08/2017 16:00 PM (GMT+7)

Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm do virus gây ra, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất.

“Anti vắc-xin”: Đặt con vào “cửa tử”

Gần đây, trên mạng Facebook, một số người lập hội tẩy chay vắc-xin, hay còn gọi “anti vắc-xin”. Họ đưa ra lập luận: Không cần chích vắc-xin để giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể tự nhiên, tự chống lại bệnh tật. Thậm chí, họ còn cho rằng tiêm vắc-xin là hại con, ảnh hưởng tới não bộ phát triển của trẻ. Thậm chí, có người còn tung thông tin: vắc-xin có thể... gây ung thư máu.

Anti vacxin - trào lưu làm Viêm não Nhật Bản trở lại nguy hiểm hơn - 1

Số lượng trẻ mắc viêm não do không tiêm vắc-xin tăng vọt, phải nằm ghép giường tại BV Nhi đồng 1 (Ảnh: Hà Phượng/Báo Pháp luật TPHCM)

Những người phản ứng mạnh nhất với phong trào này chính là các bác sĩ. Bởi những ngày gần đây, lượng bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản - một căn bệnh mà các bé hoàn toàn có thể tránh được nếu tiêm chủng - đang quá tải, phải nằm ghép tại BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2 (TPHCM).

Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Khiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1): Vắc-xin là một thành tựu của khoa học. Sau nước sạch ra thì vắc xin là phương pháp tốt nhất để cứu sống trẻ em tránh các loại bệnh dịch. Các nhà khoa học đã tốn rất nhiều công sức để điều chế vắc-xin, họ thử rất nhiều lần trên nhiều cá thể, từ động vật đến cá thể người để đưa ra thi trường. Vì thế không có chuyện tiêm vắc-xin là tiêm chất độc vào cơ thể.

Để điều chế 1 liều vắc-xin vô cùng khó, đưa ra thị trường được càng khó. Với vị trí đứng ở tuyến đầu chiến đấu với các bệnh truyền nhiễm của trẻ, “ông bác sĩ nhi đồng” chỉ ước ao có thể có tất cả các loại vắc-xin để phòng bệnh. “Năm 2014, đã có hàng trăm trẻ tử vong. Đó là hậu quả của trào lưu bài trừ vắc-xin sởi của chương trình tiêm chủng mở rộng trước đó khi có vài ca tai biến vắc-xin. Đến khi mùa dịch xảy ra, hậu quả thấy rõ, người ta mới vội vã đưa con đi tiêm ngừa. Những năm sau đó, khi tỷ lệ tiêm ngừa bao phủ, dịch bệnh được khống chế” - BS Khanh dẫn chứng.

Trên trang Facebook cá nhân, vị bác sĩ này thẳng thắn đưa ra cảnh báo: “Không có vắc-xin thì trẻ em chết nhiều và tàn tật cả đời nhiều, bị đậu mùa rỗ mặt cả đời tuổi trẻ, sốt bại liệt teo hẳn một chân cả đời. Nếu tự anti vắc-xin cho một bé, một gia đình nhỏ thì chỉ tội cho bé. Nếu anti vắc-xin kiểu nhóm, kiểu hùa thì có tội với một thế hệ”.

Anti vacxin - trào lưu làm Viêm não Nhật Bản trở lại nguy hiểm hơn - 2

Việc bài trừ vắc-xin của các ông bố bà mẹ khiến trẻ là đối tượng chịu thiệt nặng nề mai sau (ảnh minh họa)

Thời điểm nên và không nên chích vắc-xin viêm não Nhật Bản?

- Trẻ bắt đầu được tiêm phòng viêm não Nhật Bản khi đủ 12 tháng tuổi, tiêm theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và tiêm đủ 3 mũi.

- Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu chưa được tiêm vắc-xin thì nên đi tiêm càng sớm càng tốt, tiêm đủ 3 mũi và tiêm nhắc lại sau 5 năm.

- Không tiêm đối với những trẻ đang sốt cao, mắc bệnh nhiễm khuẩn đang ở giai đoạn phát triển. Những trẻ đang mắc bệnh tim, thận, gan, đái tháo đường, các bệnh ung thư máu và bệnh ác tính… cũng không nên tiêm chủng.

- Không tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ bị nhiễm HIV, AIDS. Không tiêm đối với những trẻ đang trong thời kỳ dùng thuốc.

Cần lưu ý gì khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ?

Anti vacxin - trào lưu làm Viêm não Nhật Bản trở lại nguy hiểm hơn - 3

Sau chích ngừa, trẻ có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi… nhưng không đáng kể (ảnh minh họa)

- Khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản sẽ có một tỷ lệ nhất định bị tác dụng phụ. Cụ thể như: Tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng, đỏ, thường gặp ở 5-10% người được tiêm; một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ này chỉ xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày.

- Sau khi tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần theo dõi tiếp trẻ trong vòng 30 phút để phát hiện kịp thời những phản ứng phụ có thể xảy ra.

- Ngoài ra, có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ. Với trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Lưu ý: Nếu cận ngày tiêm phòng mà trẻ bị sốt, cha mẹ cần đưa bé đến phòng vắc-xin để được cán bộ y tế tư vấn cụ thể hơn.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Anti vacxin - trào lưu làm Viêm não Nhật Bản trở lại nguy hiểm hơn - 4

Lê Bình.
Nguồn: [Tên nguồn].