Cúm A/H5N1 lan rộng, gà vịt sống trôi nổi vẫn hút khách

Ngày 18/02/2014 08:26 AM (GMT+7)

Ngay sau Tết Nguyên đán, Cục Thú y (Bộ NN&PTNN) đã thông báo và thường xuyên cập nhật về dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thản nhiên bán gia cầm không rõ nguồn gốc và không ít người tiêu dùng vẫn chọn mua loại gia cầm này như chưa hề biết đến d

Gà, vịt sống trôi nổi vẫn hút khách

Các ngày trước và sau Rằm tháng Giêng, khảo sát thực tế tại nhiều chợ chính, chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Hà Nội của PV Báo GĐ&XH cho thấy gia cầm sống không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch vẫn bày bán công khai. Thậm chí, nhiều lồng gia cầm tại các chợ cóc vẫn công khai bày bán ngay sát lề đường nơi nhiều người qua lại.

Gà ta sống được bán với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg; ngan sống có giá 75.000- 80.000 đồng/kg; vịt 55.000- 60.000 đồng/kg… Trong đó, những tụ điểm đang bán gia cầm sống nhiều nhất là các khu vực giáp ranh giữa các huyện với các quận nội thành như tại đường K1 (gần đường tàu tại xóm Trại, xã Phú Diễn), đường 32 (ngay sát chợ Cầu Diễn, Từ Liêm). Ngoài ra còn có tại nhiều chợ cóc trên đường Trần Bình (đoạn sát với chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy), chợ cóc bên ngoài chợ Thành Công (quận Ba Đình), khu vực sát ga Gia Lâm (quận Long Biên)…

Rất nhiều người dân khi đến đường K1 đã thấy nhức đầu bởi mùi rác, mùi lông gà, lông vịt cùng uế tạp. Phía bên trong cách các lồng gia cầm chừng 5m là bếp than tổ ong đang đỏ lửa nấu nồi nước sôi vẫn dính đầy lông gia cầm. Trong vai khách mua gà, chúng tôi bày tỏ sự băn khoăn: “Muốn mua con gà nhưng nghe nói đang có dịch lại thấy sợ”. “Bọn chị trực tiếp làm không sợ thì thôi, bọn em chỉ mua về nấu chín rồi có gì mà sợ”, chị bán gà trấn an. “Gà có giấy kiểm dịch không chị?”. “Chị bán gà quanh năm ở đây, chả có ai đi hỏi giấy tờ như em, bán lâu dài, uy tín là chính em ạ. Gà chị là gà quê đảm bảo 100%, em cứ yên tâm mua về ăn”.

Cúm A/H5N1 lan rộng, gà vịt sống trôi nổi vẫn hút khách - 1

Gia cầm sống vẫn được bày bán công khai ngay sát lề đường 32, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: M.H

Tại chợ cóc gần chợ Nghĩa Tân, chúng tôi bày tỏ lo ngại về dịch cúm cũng được những người bán gia cầm trấn an tương tự. Tuy  nhiên, khi hỏi đến giấy kiểm dịch ai cũng cười ngất: “Gà quê, nhà nuôi rồi mang bán lấy đâu ra giấy với tờ nhưng ăn là phê và đảm bảo tuyệt đối”, một người bán gia cầm khẳng định bằng giọng chắc nịch.

Còn tại các chợ đầu mối bán gà vịt trên địa bàn TP Hà Nội như chợ Phùng Khoang (Từ Liêm), chợ đầu mối nông sản Dịch Vọng (Cầu Giấy), chợ Thành Công (Ba Đình),… thì bày bán la liệt từ gà, vịt đã vặt sạch lông cho đến gà, vịt còn sống. Ở hầu hết các điểm giết mổ gia cầm tại các chợ  này đều diễn ra cảnh nước chảy lênh láng rất mất vệ sinh. Người bán hàng luôn tất tả mời khách và thường các vị khách đến đây đều chọn cho mình ít nhất 1 con gà, vịt mang về. Dường như người dân không hề để ý đến thông tin dịch cúm A/ H5N1, H7N9 đang diễn ra và bùng phát mạnh mẽ.

Chị Phạm Thị Nga, chủ quầy bán gia cầm ở chợ Cầu Giấy (quận Cầy Giấy) thì mừng ra mặt cho biết: “Mọi năm thấy nói có tin dịch cúm gia cầm là hàng ế lắm nhưng năm nay thì tôi thấy vẫn bán được vì giá gà, vịt vẫn đang khá “mềm”. Dịch cúm ở đâu chứ Hà Nội thì chưa có. Tôi toàn bán gà quê tin tưởng nên khách quen vẫn mua đều”.

Đừng đùa với “thần chết”

Ngày 15/2, thông tin từ Cục Thú y cho biết, tại Phú Yên dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở xã Hòa

Chị Nga ở khu tập thể Giảng Võ mua gà tại chợ Thành Công (quận Ba Đình) cho biết: “Tôi có nghe nói về dịch cúm gia cầm nhưng thấy chỉ có mấy tỉnh phía Nam mà thôi, Hà Nội thì chưa có. Tôi cũng cẩn thận là mua gà về đeo bao tay, rửa sạch sẽ, bỏ luôn vào nồi luộc kĩ. Vì nghe nói chỉ cần luộc qua 700C là có thể loại được cúm A/H5N1 rồi”.

Xuân Đông, huyện Đông Hòa làm 2.000 con gia cầm mắc bệnh, chết 1.100 con và tiêu hủy 900 con. Chi cục Thú y tỉnh này đang phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp bao vây ổ dịch. Hiện nay, cả nước có 9 tỉnh Quảng Ngãi, Nam Định, Kontum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Long An, Đắk Lắk và Phú Yên có dịch cúm gia cầm. Ngoài ra, một số địa phương khác có xuất hiện các điểm dịch trên đàn gia cầm dưới dạng nhỏ lẻ (một vài hộ chăn nuôi) nhưng đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan.

Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Cục Thú y đã thành lập đoàn đi kiểm tra việc kinh doanh gia cầm ở các chợ trên địa bàn 30 tỉnh, thành trong cả nước và lấy 4.000 mẫu để xác định virus cúm gia cầm. Trong quá trình kiểm tra thấy có 12 tỉnh, thành có mẫu nhiễm virus cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm bán tại các chợ. Bên cạnh đó, các tỉnh đang có dịch cúm gia cầm đang tích cực thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia cầm, tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, liên tục mở các lớp tập huấn, phổ biến cho người chăn nuôi về cách phát hiện, xử lý và phòng chống dịch cúm A/H5N1.

“Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi gia đình, tốt nhất các bà nội trợ nên chọn kênh mua sắm an toàn là mua thịt gia cầm tại các điểm bán uy tín, chất lượng. Người dân nên cảnh giác trước nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm và nói không với các loại gia cầm không rõ nguồn gốc như ở các chợ cóc, các cửa hàng không được kiểm định chất lượng”, ông Phạm Văn Đông khuyến cáo.

Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, virus cúm A/H5N1 có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao, lây từ gia cầm sang cả người. Tại thời điểm này, tỷ lệ tử vong do cúm A/H5N1 trên người là 100% trong số ca bệnh được phát hiện, mặc dù bệnh nhân được điều trị thuốc kháng virus. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mình và người thân trong gia đình tốt nhất các bà nội trợ cần nêu cao cảnh giác, nói “không” với kênh mua gia cầm không nguồn gốc.

Theo Mai Hạnh (Gia đình xã hội)
Nguồn:

Tin liên quan