Dị nhân nhặt vợ: Gã đàn ông bệnh hoạn

Ngày 10/06/2013 15:45 PM (GMT+7)

Khẳng định mình là “thánh nhân” chứ không phải người điên, thế nhưng dị nhân đầu trọc cho rằng chuyện vợ chồng anh ta thường xuyên trần truồng trong nhà hoặc quan hệ vợ chồng trước mặt con cái là… hết sức bình thường.

Nghĩa còn nói việc để vợ đi ăn xin là cải tạo “nghiệp xấu” cho vợ.

Năm lần “nhặt” được vợ

Nghĩa kể, trước khi “nhặt” chị Mùi về làm vợ, gã đã từng có 4 người “vợ”. Mặc dù không cưới xin nhưng Nghĩa đều có những tháng ngày hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng. Nghĩa còn nhớ, cô vợ đầu sinh năm 1978, cô vợ thứ 2 sinh năm 1973, cô thứ 3 sinh 1969 và cô thứ 4 sinh 1978. Chị Lê Thị Mùi là người thứ 5, cũng là người hơn Nghĩa nhiều tuổi nhất (chị Mùi sinh 1963, hơn Nghĩa 11 tuổi). Nghĩa cũng khẳng định, những người “vợ” cũ, ngoài cô vợ đầu tiên có nghề hàng xáo thì 4 cô tiếp theo được “dắt” về đều trong tình cảnh lang thang.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì mặc dù đã được điều trị một thời gian khá dài trong hai bệnh viện tâm thần lớn nhất ở Hà Nội nhưng bệnh tình của Nghĩa có vẻ như không thuyên giảm được là mấy. Đặc biệt, Nghĩa có nhu cầu quan hệ tình dục rất cao và lúc nào cũng nghĩ mình là “thánh nhân” phải được mọi người cung phụng. Ngoài ra, Nghĩa còn có một sở thích quái đản, đó là quan hệ tình dục với vợ trước mặt người khác. Đó cũng là lý do sau khi 4 người đàn bà từng chung sống bỏ gã đi thì Nghĩa lại tiếp tục “nhặt” chị Mùi về làm “vợ” mới.

Dị nhân nhặt vợ: Gã đàn ông bệnh hoạn - 1

Chị Lê Thị Mùi và cô con gái Nguyễn Thị Đức Hạnh thời điểm khi còn sống chung nhà với dị nhân Nguyễn Tuấn Nghĩa. Ảnh: TL

Thực ra, trước khi chịu để cho Nghĩa “nhặt” về làm vợ, chị Mùi vốn đã có một đời chồng và 3 đứa con. Tuy nhiên, chồng bị nghiện hút, nhiễm HIV lại nợ nần chồng chất nên thường xuyên bị chủ nợ đến truy nã. Chính người đàn ông ấy đã để lại cho chị 3 đứa con thơ và 1 đống nợ rồi “bặt vô âm tín”. Trong tình cảnh khốn cùng, năm 2002, chị đành mang theo đứa con trai út, rời quê hương Ninh Giang (Hải Dương) lên Hà Nội nhặt rác ở khu vực cầu Long Biên. Hai đứa con còn lại chị gửi cho người thân trông nom. Thế rồi, như số phận đã sắp đặt, năm 2006, trong một lần đạp xe lang thang khu vực bãi sông Hồng, Nghĩa gặp chị Mùi. Sau một vài lần nói chuyện, Nghĩa rủ mẹ con chị Mùi về nhà mình ở phố Hàng Ngang sinh sống. Tuy nhiên, việc này gặp phải sự phản đối quyết liệt của bố mẹ Nghĩa vì họ biết chị Mùi thường có thói quen trần truồng đi ra đường, thi thoảng còn nói lảm nhảm...

“Lúc đưa mẹ con cô ấy về nhà, bố mẹ tôi nhìn đầy thương cảm. Tuy nhiên, một thời gian sau không hiểu sao cô ấy cứ cởi hết quần áo, trần truồng đi lại. Bố mẹ tôi thất vọng và phản đối. Không thuyết phục được tôi, bố mẹ bán căn nhà ở phố cổ đi nơi khác sinh sống. Sau đó, “vợ chồng” tôi lang thang khắp nơi để kiếm sống. Bố mẹ tôi thấy vậy thương tình mua cho chúng tôi căn nhà chung cư này”, Nghĩa chia sẻ.

Sau khi về sống với nhau, “vợ chồng” Nghĩa bị bố mẹ cắt hoàn toàn “viện trợ” hàng tháng. Để có nguồn vật chất duy trì sự sống, hàng ngày, chị Mùi dắt theo các con đi quanh các khu dân cư và khu chợ gần nhà để xin ăn. Riêng Nghĩa, vì nghĩ mình là “thánh” nên không thể làm những chuyện lặt vặt như vậy.

“Cô ấy đi ăn mày được là nhờ phước của tôi. Đi xin cũng là một cách để cô ấy thay đổi “nghiệp xấu” của mình. Còn tôi là người ảo rồi, ảo thì sống bằng câu kinh, chữ nghĩa… chứ không phải lao động vất vả để sống”, Nghĩa nói. 

Lối sống bệnh hoạn 

Nguyễn Tuấn Nghĩa cho biết, chị Mùi dắt con riêng đi khỏi nhà anh ta vào ngày 7/3/2013. Dẫn đến sự thể này là do chị Mùi không hiểu ý gã, ghen tuông, ích kỷ.

“Tôi có một đứa bạn tên là Nguyễn Văn Luyên, kém tôi 1 tuổi. Nó không bị tâm thần nhưng ăn nói lôm côm. Mấy lần nó đến chơi, tôi hay mở phim “mát” cho nó xem và quan hệ với vợ trước mắt nó để nó bị kích thích mà sớm lấy vợ. Đợt rồi, nó dẫn đến nhà tôi một cô gái. Khi đang nằm nói chuyện, tôi cố tình chạm vào vùng nhạy cảm của bạn gái nó để xem nó phản ứng thế nào. Không ngờ vợ tôi từ trong nhà đi ra thấy thế liền làm ầm lên. Cô ấy ghen, tôi giải thích không thèm nghe. Cô ấy không tôn trọng tôi nên tôi để cho cô ấy ra đi…”, Nghĩa hào hứng kể.

Tôi hỏi Nghĩa “Vì sao lúc chị ra đi anh không níu kéo?”. Nghĩa bình thản trả lời: “Tôi và cô ấy đều dự trù trước mọi việc rồi. Cô ấy muốn ở với tôi một thời gian để hưởng phước của tôi . Cô ấy nghĩ việc cho tôi được một đứa con gái chính là đã đền đáp hết công ơn của tôi rồi”.

Từ ngày chị Mùi đi, cô con gái tên Nguyễn Thị Đức Hạnh (SN 2007) vẫn ở với bố. Hàng ngày, Nghĩa vẫn đều đặn đạp xe chở con gái ra bãi sông Hồng ngồi thiền đến tối mịt mới về. Nguồn sống duy nhất để Nghĩa nuôi mình và con gái chính là sự “viện trợ” của những người hàng xóm tốt bụng và bố mẹ đẻ. Hôm chúng tôi đến nhà, thấy người lạ cô bé cứ sợ sệt núp sau lưng bố. Hỏi “Cháu có nhớ mẹ không?”, cô bé rơm rớm nước mắt không nói. Đã 6 tuổi đầu bé vẫn chưa một ngày được đến trường. Cái lý mà Nghĩa đưa ra đó là nhà trường không ai nhận cháu vào học và Nghĩa cũng không muốn cho con học trong một môi trường mà mọi người nhìn bằng ánh mắt kỳ thị.

Một đứa trẻ bình thường đang phải chung sống với một người bố bệnh hoạn như vậy không biết rồi tương lai sẽ ra sao. Liệu cộng đồng, chính quyền có vào cuộc can thiệp được không?

Theo Khánh Toàn (Gia đình và Xã hội)
Nguồn:

Tin liên quan