Tường thuật hiện tượng 'Trăng máu' trên khắp thế giới

Ngày 08/10/2014 17:35 PM (GMT+7)

Chiều nay (8/10), người dân Việt Nam cùng với nhiều nơi trên thế giới có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ 2 trong năm (lần đầu ngày 15/4 không quan sát được).

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 1

Nam diễn viên Hector David Jr, trong phim "Power Rangers Samurai", đã cùng hàng ngàn tín đồ Instagram đăng hình ảnh về hiện tượng "trăng máu". Anh cho biết, mặt trăng ban đầu có màu da cam ở phía chân trời màu đen, chụp bức ảnh thứ 2 thấy ánh sáng màu vàng giữa những đám mây màu đỏ.

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 2

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 3

Rất nhiều người dùng Twitter đã dậy sớm để chứng kiến hiện tượng thú vị này. Nữ ca sĩ Mỹ Liz Mace đặt báo thức 5h30.

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 4

Nữ diễn viên Mỹ Danielle Panabaker bình luận: "Có một chiếc nhẫn khổng lồ xung quanh mặt trăng máu".

Tại châu Âu, mọi người cũng không hề thất vọng khi được chiêm ngưỡng nguyệt thực.

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 5

Đây là bản đồ thể hiện tỷ lệ nguyệt thực, điều này có nghĩa nếu bạn đang ở giữa Thái Bình Dương thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn "trăng máu". Người dân ở New Zealand và Hawaii nằm trong khu vực lý tưởng.

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 6

Người dùng Twitter tại Úc đã đăng ảnh vô cùng thích thú.

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 7

"Trăng máu" ở Williamstown, Massachusetts.

Tường thuật hiện tượng Trăng máu trên khắp thế giới - 8

Không ít người hồi hộp chờ đợi.

Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn mặt trăng trong khoảng thời gian 58 phút 50s, từ  17h25 tới 18h24 ngày 8/10. Thời điểm cực đại của nguyệt thực toàn phần diễn ra vào khoảng 17h54 (giờ VN). Trừ Châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á không quan sát được, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này (toàn phần hay một phần).

Các nước ở khu vực châu Mỹ và Úc và khu vực Đông Á sẽ có điều kiện quan sát thuận lợi nhất sự kiện lần này. Riêng Việt Nam khó có thể quan sát được pha toàn phần, bởi thời tiết và vị trí mặt trăng so với chân trời đông.

Đây là nguyệt thực lần thứ hai trong năm, tiếp sau nguyệt thực lần đầu ngày 14-15/4. Lưu ý, nguyệt thực chỉ đáng chú ý từ khi pha một phần bắt đầu, bởi khi diễn ra nguyệt thực nửa tối, mặt trăng chỉ tối hơn một chút so với trăng tròn thông thường, và hầu như không có gì khác biệt. Cũng qua quan sát bóng của trái đất phủ lên bề mặt mặt trăng mà chúng ta biết trái đất có dạng hình cầu

Tào Nga (Mirror)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện lạ thế giới