6 điều kinh nguyệt "mách bảo" bạn mà bác sĩ không nói

Ngày 01/02/2017 17:08 PM (GMT+7)

Phụ nữ hãy nhớ bạn có thể tận dụng kì kinh nguyệt như một công cụ để giúp kiểm tra sức khỏe của mình.

Kinh nguyệt luôn được coi là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất, nhưng nó có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về sức khỏe của bạn. Máu kinh có thể tiết lộ sự tốt - xấu trong sức khỏe của người phụ nữ dù ở độ tuổi nào.

1. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra do niêm mạc tử cung bong ra trong tử cung của người phụ nữ. Nó xảy ra với khoảng 50 phần trăm phụ nữ và là kết quả của lượng prostaglandin quá cao - một hormone liên quan đến đau và viêm.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý nếu cơn đau quá nghiêm trọng có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn: lạc nội mạc tử cung. Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.

2. Màu sắc của kinh nguyệt

Ngắm màu sắc của máu kinh có vẻ không thẩm mỹ lắm nhưng biết màu sắc của kinh nguyệt có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe nội tiết tố của bạn. Kích thích tố được thay đổi liên tục trong một chu kỳ bốn tuần, có thể ảnh hưởng đến màu sắc kinh nguyệt của bạn. Phụ nữ thường sẽ trải nghiệm một trong ba mẫu màu trong suốt thời gian hành kinh: đỏ tươi, đỏ thẫm và dỏ nâu.

Vào thời điểm nang trứng phát triển, nó sản xuất ra các hormone sinh dục là estrogen và progesterone làm cho lớp niêm mạc lót bên trong tử cung dày lên. Khi sự cân bằng hormone bị xáo trộn sẽ dẫn đến việc lớp niêm mạc trở nên quá dày và bị bong tróc. Chính điều này là nguyên nhân làm lượng máu chảy nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể gây ra hiện tượng máu vón cục khiến khí hư có màu nâu đen.

Đối với người có máu kinh màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt thường là do nồng độ estrogen quá thấp, có thể dẫn đến khô âm đạo, ham muốn tình dục thấp, rụng tóc, và thậm chí mệt mỏi. Với những phụ nữ có nồng độ estrogen thấp, họ thường xuyên bị rối loạn chu kì kinh nguyệt.

Nếu máu tươi màu đỏ thẫm chứng tỏ sức khỏe người phụ nữ bình thường. Vào những ngày cao trào của chu kỳ, vài cục máu đỏ thẫm sẽ xuất hiện và đây cũng là hiện tượng bình thường khi tử cung đang "tăng tốc", co bóp nhiều hơn. 

3. Lượng máu kinh

Trong khi nó có vẻ như bạn đang mất cả lít máu trong chu kỳ, nhưng thực tế bạn chỉ mất khoảng 1 cốc nhỏ. Tuy nhiên, điều này không phải là để nói rằng phụ nữ không thể bị xuất huyết nặng. Nếu máu kinh ra quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây thiếu máu hoặc có thể dẫn đến: u xơ, polyp, khối u ở cổ tử cung hoặc tử cung; hoặc lạc nội mạc tử. Những trường hợp này phổ biến ở phụ nữ sau tuổi 35.

Ngoài ra, nhiều người lại gặp vấn đề rong kinh - máu kinh ra ít một trong khoảng thời gian kéo dài. Vấn đề này có thể xảy ra do những thay đổi nội tiết tố, dinh dưỡng kém, hoặc căng thẳng. Phụ nữ đang bước vào tiền mãn kinh, mãn kinh hay, hoặc những người uống thuốc tránh thai cũng có thể bị rong kinh. Tuy nhiên, nếu hienẹ tượng này kéo dài, có thể chị em bị rối loạn tự miễn dịch, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hoặc hội chứng Asherman.

4. Chu kì kinh nguyệt

Chu kì kinh phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Thông thường, mỗi chu kì kinh cách nhau 21 đến 35 ngày và diễn ra từ 2-7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn và trở nên thường xuyên hơn khi bạn có tuổi.

Nếu bạn ra máu giữa chu kỳ hay có chu kì dài hơn bảy ngày, điều này có thể là do căng thẳng, mang thai, hoặc việc sử dụng của một số loại thuốc để chữa các bệnh như ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, kinh nguyệt không đều có thể do uống quá nhiều rượu gây tổn thương gan và phá vỡ sự chuyển hóa cả estrogen và progesterone.

Nếu chu kì kinh bỗng thay đổi bất thường, chị em nên đến khám bác sĩ đến xác định nguyên nhân.

5. Chảy máu sau kì kinh nguyệt

Chảy máu sau kì kinnh nguyệt bình thường đối với những phụ nữ uống thuốc ngừa thai. Tuy nhiên, những phụ nữ không mang thai và vẫn thấy chảy máu sau khoảng thời gian dài nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Theo các chuyên gia, chảy máu âm đạo có thể do ung thư hay tiền ung thư và do đó cần được tầm soát ngay lập tức. Trong trường hợp khác, nó có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng âm đạo, mất cân bằng nội tiết tố, hoặc polyp.

6. Chậm kinh

Khi một người phụ nữ tắt kinh, điều đầu tiên nên nghĩ đến là mang thai. Nhưng ngoài ra rất nhiều lý do khác dẫn đến chậm kinh.

Vô kinh thứ phát xảy ra ở khoảng bốn phần trăm của dân số nói chung. Những người này đang có chu kỳ kinh nguyệt bình thường bỗng tắt kinh trong sáu tháng hoặc lâu hơn. Điều này có thể xảy ra ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc những người tiêm hormone. Tuy nhiên, những phụ nữ béo phì hay có mỡ trong cơ thể rất thấp (ít hơn 15 đến 17 phần trăm) có nhiều khả năng bị vô kinh thứ phát.

Một số nguyên nhân sức khỏe khác có thể bao gồm khối u não bộ, tuyến giáp hoạt động quá mức, hoặc suy giảm chức năng buồng trứng.

Ngọc Trâm (Dịch từ Women)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách tính chu kỳ kinh nguyệt